Vận chuyển container giá rẻ

Vận chuyển container giá rẻ

Vận chuyển container giá rẻ

Vận chuyển container giá rẻ

Vận chuyển container giá rẻ
Vận chuyển container giá rẻ
NIÊM YẾT GIÁ VẬN TẢI BIỂN

Dù chỉ còn hơn một tuần nữa là Nghị định 146/2016/NĐ-CP về niêm yết giá và phụ phí vận tải biển bằng container có hiệu lực (ngày 1-7-2017) nhưng nhiều doanh nghiệp vẫn tỏ ra băn khoăn về tính khả thi của nghị định này.
 

Nhiều vấn đề được đặt ra

Tuần trước, Cục Hàng hải Việt Nam tổ chức một hội nghị để hướng dẫn doanh nghiệp vận tải và các hãng tàu thực hiện việc niêm yết giá và phụ phí đối với vận tải container bằng đường biển.

Nhắc lại sự cần thiết phải xây dựng Nghị định 146, ông Nguyễn Công Bằng, Phó vụ trưởng Vụ Vận tải thuộc Bộ Giao thông Vận tải (GTVT), cho biết từ năm 2011, các hãng tàu nước ngoài đã thu các khoản phụ phí ngoài giá cước. Đặc biệt, trong thời gian gần đây, do tính cạnh tranh, các hãng tàu hạ thấp giá vận tải và thu các khoản phụ thu để bù đắp chi phí. Các hãng tàu đơn phương đưa ra các khoản phụ thu mà không có sự thông báo trước nên đã gây nhiều bức xúc cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu. Vì thế, liên bộ GTVT, Tài chính, Công Thương và các đơn vị liên quan đã đề xuất xây dựng Nghị định 146 để quản lý, giám sát đối với cước vận tải biển và các loại phụ phí.

Sau phần hướng dẫn của cơ quan chức năng, trong phần hỏi đáp, có khá nhiều câu hỏi của các doanh nghiệp gửi đến Cục Hàng hải, tuy nhiên, nhiều câu chỉ được ghi nhận để xem xét chứ chưa thể trả lời được.

Đại diện Công ty liên doanh Tiếp vận số 1 cho rằng quy định doanh nghiệp không được thu phí bốc dỡ container (có hàng) nhập khẩu, xuất khẩu quá 98 đô la Mỹ/container là chưa phù hợp vì trong thực tế có những container quá khổ hoặc chở hàng nguy hiểm thì doanh nghiệp phải có quyền thu hơn. Bên cạnh đó, vị này cho rằng việc bắt buộc niêm yết giá bằng tiền đồng khi tỷ giá tăng thì doanh nghiệp rất thiệt thòi.

Cũng liên quan đến giá xếp dỡ container, đại diện của Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn băn khoăn: hiện nay việc xếp dỡ cho mỗi hãng tàu có giá khác nhau, hơn nữa trong hợp đồng có điều khoản bảo mật giá, nếu doanh nghiệp công bố hết giá thì vi phạm hợp đồng. Vị này đặt câu hỏi làm sao vừa công bố thông tin vừa đảm bảo tính bảo mật cho khách hàng. Đây cũng là câu hỏi được nhiều doanh nghiệp đặt ra cho cơ quan chức năng.

Đại diện Hiệp hội Đại lý môi giới hàng hải thắc mắc: một số doanh nghiệp đã ký hợp đồng đến hết năm 2017 hoặc hết năm 2018, nếu tiếp tục duy trì giá cũ ghi trong hợp đồng mà giá đó khác với giá niêm yết từ ngày 1-7-2017 thì có bị coi là vi phạm và có thể bị phạt hay không. Vị này cũng băn khoăn chuyện chế tài đối với doanh nghiệp không chấp hành quy định.

Thực hiện trước vướng mắc gỡ sau

Trước những thắc mắc của doanh nghiệp, ông Trịnh Thế Cường, Trưởng phòng vận tải và dịch vụ hàng hải Cục Hàng hải Việt Nam, cho biết về việc thu quá giá niêm yết đối với container quá khổ, doanh nghiệp báo cáo về Cục Hàng hải để giải quyết từng trường hợp cụ thể. Tuy nhiên, câu trả lời này chưa nhận được sự đồng tình của doanh nghiệp. Đại diện Tổng công ty Tân Cảng Sài Gòn cho rằng mỗi lần có container quá khổ, nếu muốn thu vượt đều phải báo cáo về Cục Hàng hải như vậy thì việc bốc xếp hàng sẽ bị chậm trễ, khách hàng không thể chờ đợi được. Ông Cường giải thích thêm: khi xây dựng biểu giá cho hàng quá khổ, hay hàng đặc biệt, doanh nghiệp tổng hợp hết và chỉ báo cáo một lần để tránh làm mất thời gian.

Về những hợp đồng đã ký trước ngày 1-7-2017, theo ông Cường, doanh nghiệp vẫn được thực hiện theo giá đã ký. Sau ngày 1-7-2017, doanh nghiệp phải niêm yết giá và các khoản phụ thu. Khi đó, doanh nghiệp chỉ được thu những khoản đã niêm yết, khoản không niêm yết thì không được phép thu.

Về chuyện bảo mật thông tin của khách hàng, Cục Hàng hải Việt Nam cho rằng, bản thân trong hợp đồng hai bên đã cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật, việc niêm yết giá nhằm công khai, minh bạch giá cước, tạo ra sự cạnh tranh công bằng.

Về chế tài xử lý, ông Bùi Thiên Thu, Phó cục trưởng Cục Hàng hải Việt Nam, cho biết doanh nghiệp vi phạm sẽ bị xử phạt theo quy định của Luật Giá và các quy định khác. Trong quá trình thực hiện, nếu phát hiện doanh nghiệp vi phạm, tổ chức/cá nhân có thể báo về Cục Hàng hải. Đây là đầu mối tiếp nhận thông tin, sau đó chuyển cho các cơ quan chức năng kiểm tra, xử phạt.

Ông Thu cho rằng các doanh nghiệp cần thực hiện các quy định này, nếu vướng ở đâu doanh nghiệp gửi văn bản về Cục Hàng hải để tổng hợp và kiến nghị Chính phủ sửa đổi.

Trao đổi với TBKTSG, đại diện một doanh nghiệp logistics cho rằng, Nghị định 146 vẫn chưa quy định chặt chẽ về chế tài xử lý. Theo nghị định này thì doanh nghiệp chỉ cần kê khai giá cước và các loại phụ phí là được thu mà không có sự kiểm soát liệu phí đó thu có hợp lý hay không. Vị này cho rằng lẽ ra phải quy định rõ hơn là những khoản phí nào vô lý thì cơ quan nhà nước có quyền không cho thu.

Theo TBKTSG

Gọi ngay SMS Chỉ Đường